Mục Lục
Chiến Lược Marketing
Chiến lược marketing là tập hợp nhiều chiến thuật marketing khác nhau, mỗi chiến thuật này có một mục tiêu nhất định khác nhau, nhưng đều hướng đến củng cố và hỗ trợ mục tiêu chung của chiến lược marketing.
Chiến lược marketing là thiết lập lộ trình và làm cách nào để đạt được những mục tiêu đã nêu ra, chiến thuật marketing là những hành động được thực hiện cụ thể.

Phân Biệt Giữa 2 Khái Niệm
Phân biệt giữa chiến lược marketing và chiến thuật marketing là kiến thức nền tảng hỗ trợ định hướng, phân tích và triển khai hoạt động marketing, để cùng phân biệt hai khái niệm trên đây chúng ta cần nhìn vào những thuộc tính riêng biệt của chúng.
Mục tiêu: Chiến lược được tạo ra với mục tiêu định hướng dài hạn và nhất quán, chiến thuật được tạo ra nhằm hoàn thành những hạng mục công việc rõ ràng trong vòng một khoảng thời gian ngắn.
Tầm ảnh hưởng: Bản chất chiến lược và chiến thuật đều được xây dựng dựa vào mục tiêu có sẵn, tuy nhiên chiến lược là những mục tiêu dài hạn được nghiên cứu kỹ lưỡng có có tầm ảnh hưởng phổ quát, chiến thuật là những mục tiêu nhỏ và phạm vi ảnh hưởng cũng nhỏ hơn nhiều.
Quy trình thực hiện: Chiến lược đòi hỏi nhà hoạch định có nền tảng kiến thức cùng sự am hiểu về sản phẩm hoặc thương hiệu, mục tiêu sau đó thiết lập dựa vào những giả định và đưa ra kết luận dựa trên những phương pháp lập luận đã được chứng minh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu. Chiến thuật là những hoạt động thực thi mà không cần xem xét quá nhiều.
Ví dụ:
Mục tiêu của chiến lược marketing: 100.000 lượt tương tác trên mạng xã hội Internet trong vòng 1 tháng.
Kế hoạch của chiến lược marketing: Bốn bài đăng mỗi ngày trên facebook
Chiến thuật: Nội dung và hình ảnh bài đăng
Sáu Yếu Tố Tạo Nên Một Chiến Lược Marketing
Mặc dù trong vũ trụ marketing có rất nhiều chiến lược marketing khác nhau, nhưng tất cả đều có sáu điểm chung dưới đây.
- Thị trường mục tiêu: Là phân phúc khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến
- Nguồn cung ứng: Sản phẩm hoặc dịch vụ được cung cấp bởi doanh nghiệp
- Lợi thế cạnh tranh: Được xác định trong chiến lược kinh doanh
- Mục tiêu: Là đích đến quyết định hiệu quả của chiến lược marketing
- Quảng cáo: Doanh nghiệp thực hiện quảng cáo tới thị trường mục tiêu như thế nào? nó bao gồm những kênh triển khai và chiến thuật quảng cáo để tạo nhận thức thương hiệu và tăng tỷ lệ chuyển đổi
- KPI: Các chỉ số về hiệu suất chính, được đo lường và báo cáo thông qua các hoạt động marketing, nó giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả của chiến lược marketing.

2 Chiến Lược Marketing Phổ Biến
Phụ thuộc vào mô hình doanh nghiệp, chiến dịch marketing có thể sẽ là ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển, hoặc nó cũng chỉ là điều “thích lên thì làm”. Dưới đây bài viết sẽ chia sẻ tới các bạn 2 loại chiến lược phổ biến, phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Chiến lược marketing truyền thống
Marketing truyền thống là những hình thức đã được sử dụng nhiều và phổ biến trước thời đại internet, nó bao gồm: quảng cáo trên tivi, quảng cáo trên báo in, quảng cáo trên bảng quảng cáo ngoài trời, trên những trang vàng, danh bạ điện thoại, thư gửi trực tiếp qua bưu điện, đài phát thanh…vv. Ngân sách đầu tư lớn là lý do tại sao các hình thức marketing khác phát triển và lấn át hình thức này.
Các doanh nghiệp/ khởi nghiệp cần những cách thức truyền thông mới để truyền tải thông điệp của mình, thường thì với ngân sách thấp, doanh nghiệp nhỏ không muốn (hoặc không thể) cạnh tranh nổi so với những “gã khổng lồ”. Không phủ nhận rằng marketing truyền thống đã có một thời hoàng kim, nhưng giờ đây vị thế đó dần thay đổi cho marketing trực tuyến, nơi con người dành nhiều thời gian tại đó hơn.
- Chiến lược marketing trực tuyến
Marketing trực tuyến là sử dụng các công cụ và nền tảng trên môi trường internet để quảng bá doanh nghiệp và chuyển đổi khách hàng. Đây là một thuật ngữ vô cùng rộng lớn, bao gồm tất tần tật những gì trên “thế giới ảo” như: Mạng xã hội, website, email, youtube, app, sàn thương mại,… Hình thức thường được sử dụng nhất là bán hàng qua website (trang thương mại điện tử). Ngày nay, marketing trực tuyến dần trở thành mặc định trong mọi doanh nghiệp muốn phát triển, vì nó dễ dàng tiếp cận và ngân sách “bao nhiêu cũng được”.

Xây dựng chiến lược marketing không khó, nhưng cần sự am hiểu về thị trường. Luôn giữ tâm thế là một người mới, cải thiện và liên tục cập nhật nhiều chiến lược mới trên thị trường. Ngoài ra yếu tố con người, đội ngũ và thời gian là trở ngại lớn tới việc xây dựng chiến lược marketing, xin chúc quý bạn đọc sở hữu cho riêng doanh nghiệp mình những hình thức marketing phù hợp.