5 Bước Đơn Giản Giúp Bạn Tạo Slogan Đỉnh Của Chóp

Nói một cách đơn giản nhất, slogan (khẩu hiệu) là một cụm từ hấp dẫn, dễ nhớ hay đơn giản chỉ là một “định nghĩa” của thương hiệu hoặc sản phẩm. Sử dụng thuật ngữ “định nghĩa” ở đây, vì khẩu hiệu là cơ sở để mọi người nhìn nhận và kỳ vọng đối với một thương hiệu hay một sản phẩm cụ thể nào đó.

Ngoài ra, bạn cần lưu ý tagline và slogan là hai thứ khác nhau. Tagline có thể được sử dụng cho một thương hiệu, một dòng sản phẩm/ sản phẩm hoặc một chiến dịch cụ thể. Mặt khác, Slogan luôn được giữ nguyên và đi xuyên suốt để thể hiện mạnh mẽ sứ mệnh, mục đích hay giá trị cốt lõi của tổ chức/ doanh nghiệp đó. Nói một cách đơn giản thì Slogan là mẹ và Tagline là con.

6 loại slogan phổ biến

6 loại slogan phổ biến

– Slogan cảm xúc: Một slogan giàu cảm xúc luôn được nhiều thương hiệu ưa chuộng bởi nó là một đòn bẩy để kích thích cảm giác của khách hàng đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. Đặc biệt, nó còn khơi gợi được mong muốn của đối tượng mục tiêu, khiến họ có nhận thức rằng phải mua sản phẩm/ dịch vụ của bạn liền, ngay và lập tức.
– Slogan mô tả: Slogan mô tả về cơ bản phải đáp ứng được 2 câu hỏi là “Doanh nghiệp của bạn đang làm gì?” và “Bạn có thể cung cấp những gì cho khách hàng tiềm năng của mình”. Ở dạng slogan này, khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm/ dịch vụ của bạn bởi vì họ thấy được lợi ích và chất lượng của chúng qua thông điệp slogan.
– Slogan thuyết phục: Thật tuyệt nếu như bạn biết tận dụng câu slogan của mình như một lời thuyết phục khách hàng tiềm năng sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu bạn và chứng minh ch họ thấy rằng sản phẩm/ dịch vụ của bạn có thể giải quyết các vấn đề cụ thể của họ.
– Slogan sáng tạo: Đây là loại slogan đem lại ấn tượng mạnh, giúp khách hàng dễ ghi nhớ và nhận diện thương hiệu hơn, thường được các thương hiệu sử dụng để nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh.. Một slogan sáng tạo bao gồm những cụm từ độc đáo, dễ nhớ và truyền đạt, thể hiện cá tính của sản phẩm/ dịch vụ tốt.
– Slogan kinh doanh: Slogan kinh doanh là những cụm từ mô tả doanh nghiệp bạn một cách khái quát nhưng hấp dẫn về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ tổng thể của doanh nghiệp. Một ví dụ về slogan kinh doanh cực kỳ thành công là “Just Do It” – slogan kinh doanh của Nike.
– Slogan quảng cáo: Slogan quảng cáo là những cụm từ mà thương hiệu sử dụng để quảng bá một sản phẩm, dòng sản phẩm, dịch vụ, chiến dịch hoặc chương trình cụ thể.

Yếu tố của một slogan hay

yếu tố của 1 slogan hay

– Rõ ràng, dễ hiểu:
Rõ ràng được cho là yếu tố quan trọng nhất của một slogan. Một thương hiệu cần phải đảm bảo rằng khẩu hiệu của họ đơn giản, rõ ràng và đầy đủ để tạo ra bản sắc riêng của thương hiệu.
– Đáng nhớ:
Một slogan hay luôn luôn là một slogan đáng nhớ với mọi người. Có nghĩa là, nó chứa những từ ngữ đủ mạnh để ghi dấu ấn vào trí nhớ của đối tượng mục tiêu mà thương hiệu nhắm đến.
– Đáng tin cậy:
Những tưởng tượng hay những lời hứa viển vông không bao giờ tạo nên một slogan tốt. Khẩu hiệu là những cụm từ khiến mọi người nghĩ về thương hiệu của bạn từ một góc độ cụ thể. Do đó, hãy đảm bảo rằng khẩu hiệu của bạn không bao gồm một lời hứa mà bạn không thể thực hiện sau này. Điều đó thật sự tồi tệ và mọi người sẽ nghĩ rằng thương hiệu của bạn đang “nói láo ăn tiền”.
– Quyền lực:
Một khẩu hiệu tuyệt vời luôn có “sức mạnh”, thúc giục đối tượng mục tiêu hành động. Nó phải đủ mạnh để hướng đối tượng mục tiêu đến thương hiệu của bạn.

5 bước tạo slogan

5 bước tạo slogan

1. Dành thời gian để tìm hiểu và quyết định

1 dành thời gian để tìm hiểu và quyết định

2. Bắt đầu động não

2 bắt đầu động não

Khi bạn đã hiểu rõ về mọi thứ và xác định được cách bạn muốn truyền tải những thứ đó thông qua slogan của mình, bước tiếp theo là bắt đầu động não và sáng tạo. Ở giai đoạn này, tâm trí của bạn sẽ nảy ra rất nhiều đề xuất khác nhau, thậm chí là những đề xuất khó thực thi, nhưng bạn cần đảm bảo rằng bạn đã viết lại tất cả chúng ra giấy như một bản nháp vì đây là cách tốt nhất để không bỏ sót bất kỳ một ý tưởng nào.

Một điều chắc chắn bạn phải nhớ khi tạo bản nháp cho slogan là tên công ty của bạn. Hãy cố gắng tạo ra một câu slogan truyền đạt thêm thông điệp đã có của doanh nghiệp bạn (từ tên công ty).

3. Làm ra một slogan đơn giản

3 làm ra một slogan đơn giản

Không có số lượng từ nào là đủ để nhấn mạnh rằng slogan của bạn phải đơn giản. Đúng vậy, bạn phải sáng tạo, độc đáo, gây được tiếng vang và tác động được đến đối tượng mục tiêu nhưng bạn cũng cần giữ cho slogan của mình càng đơn giản càng tốt.

Bạn cần tránh kết hợp các ý tưởng khác nhau vào trong một cụm từ vì nó sẽ gây nhầm lẫn cho khán giả của bạn. Tránh sử dụng những từ ngữ phức tạp vì mọi người thường bỏ qua những điều mà họ không hiểu. Những từ đơn giản nhất có thể rất có ý nghĩa và đánh vào cảm xúc của khán giả. Ví dụ: “Because you’re worth it” (Vì bạn xứng đáng) là khẩu hiệu của một công ty chăm sóc sắc đẹp mang tính biểu tượng của Pháp – L’Oréal. Slogan này hoàn toàn đơn giản, nhưng nó đủ sức để trở thành một tuyên bố mạnh mẽ về nữ quyền.

4. Suy nghĩ về tiếng nói của thương hiệu

4 suy nghĩ về tiếng nói của thương hiệu

Xem xét bản chất hoặc tiếng nói của thương hiệu bạn trong quá trình tạo ra một câu slogan là điều rất quan trọng. Khẩu hiệu của bạn nên phản ánh bản chất và đặc điểm của thương hiệu bạn. Ví dụ, “All the News That’s Fit to Print” (Tất cả những tin tức đều phù hợp để in) là khẩu hiệu của tờ báo New York Times, một trong những tờ nhật báo hàng đầu của Mỹ. Khẩu hiệu xác định rõ rằng nó đại diện cho một hãng thông tấn báo chí tập trung vào những tin tức đáng tin cậy, đã được xác minh và có thể chia sẻ.

5. Luôn luôn nghĩ đến khách hàng

5 luôn nghĩ đến khách hàng

Nguồn: MWL.