Mục Lục
1. Ikea: BIG Sleepover
Vào năm 2011, IKEA – tập đoàn bán lẻ đồ nội thất lớn nhất thế giới, đã tổ chức một sự kiện vô cùng độc đáo mà có lẽ chưa nhãn hàng nào từng thực hiện: chọn 100 khách hàng ngẫu nhiên để tận hưởng một buổi nghỉ qua đêm miễn phí tại các kho hàng của IKEA tại Essex (Anh). Người tham gia được tự chọn đệm, gối, giường mà mình yêu thích, được phục vụ mặt nạ ngủ, snack, dép đi trong nhà, khăn tắm, và đặc biệt, được lắng nghe những câu chuyện được kể bởi người nổi tiếng.
Đây là một cơ hội vô cùng tuyệt vời để các khách hàng của IKEA được trải nghiệm chân thực tính ưu việt của những chiếc giường, chiếc đệm, từ đó tăng khả năng mua hàng của họ trong thời gian sự kiện diễn ra. Chiến dịch này còn giúp nhãn hàng xây dựng được một mối quan hệ gắn kết hơn với khách hàng của mình.
2. Vans: House of Vans
Về marketing trải nghiệm của Vans, nhãn hàng đã tổ chức các điểm bán pop-up của House of Vans tại các công viên trượt băng trong các thành phố lớn như New York và Chicago (Mỹ). Điều này đã mang lại cho những “người chơi hệ trượt ván” một nơi để gặp gỡ, kết nối, nghe nhạc sống và giao lưu. Vans cũng sử dụng những địa điểm này để quảng cáo cho việc ra mắt dòng giày mới của họ – dòng giày nhằm tưởng nhớ và tôn vinh David Bowie.
Vì Vans là dòng giày hàng đầu dành cho người trượt ván, nên các địa điểm pop-up trong và gần các công viên trượt băng rất phù hợp cho chiến dịch marketing trải nghiệm của nhãn hàng. Vans đã thực sự hiểu sở thích của nhóm khách hàng chính và tạo ra những không gian để họ có thể gặp gỡ cộng đồng của mình và làm những điều mình yêu thích.
3. Coca-Cola: FIFA World Cup VR Experience
Trong chiến dịch này, Coca-Cola đã tận dụng một địa điểm đông người qua lại và độ “hot” của giải bóng đá để thu hút nhiều người tới trải nghiệm nhất có thể. Từ đó sẽ giúp Coca-Cola tương tác được với khách hàng và tăng mức độ yêu thích của họ dành cho thương hiệu.
4. Volkswagen: Piano Staircase

Vào năm 2009, Volkswagen đã mang đến cho khách hàng một trải nghiệm âm nhạc thú vị bằng cách biến cây cầu thang tàu điện ngầm ở Stockholm (Thụy Điển) trở thành một cây đàn piano khổng lồ. Khi di chuyển trên “chiếc piano” này, mỗi người đều được hóa thân thành những nghệ sĩ, với mỗi bước chân là một âm thanh khác nhau phát ra từ piano.
5. Lean Cuisine: #WeighThis
Trong chiến dịch này, Lean Cuisine đã đặt một phòng trưng bày các “chiếc cân” ở Nhà ga Trung tâm Grand của New York (Mỹ) và mời phụ nữ đến “cân”. Nhưng đặc biệt, những chiếc cân ở đây là những tấm bảng nhỏ để phụ nữ có thể viết ra cách mà họ thực sự muốn được “đo lường”, hay có thể được hiểu là “nhìn nhận” trong trường hợp này. Và thay vì tập trung vào cân nặng của họ – hoặc bất cứ điều gì liên quan đến hình ảnh cơ thể – những người phụ nữ này đã chọn được nhìn nhận với những thành tích của bản thân như dũng cảm trở lại trường đại học ở tuổi 55 hoặc chăm sóc 200 trẻ em vô gia cư mỗi ngày.
Lean Cuisine đã thành công gửi đi thông điệp “Sure, we make stuff that fits into a healthy lifestyle. But don’t forget about your accomplishments. That matters more than the number on the scale” (tạm dịch: Chắc chắn rồi, chúng tôi tạo ra những thứ phù hợp với lối sống lành mạnh. Nhưng đừng quên những thành tích của bạn. Điều đó quan trọng hơn con số trên cân). Nhưng thay vì quảng cáo một cách trực tiếp, thương hiệu đã tạo ra một trải nghiệm tương tác xung quanh thông điệp, và toàn bộ chiến dịch #WeighThis này đã dẫn đến mức tăng 33% về nhận thức tích cực về thương hiệu và kiếm được 6,5 triệu lượt tiếp cận chỉ trong tuần đầu tiên.