6 XU HƯỚNG SHORT VIDEO MARKETER CẦN BIẾT TRONG NĂM 2022

Hiện nay, trên hầu hết các mạng xã hội, video trở thành định dạng content thu hút người xem và mang lại nhiều tương tác, điển hình là dạng short video trên TikTok. Cùng với sự phát triển của TikTok, rất nhiều nền tảng khác như Instagram, Youtube cũng đã cho ra mắt tính năng tương tự, mở đường cho sự bùng nổ của “đế chế” short video (video dạng ngắn).
Bên cạnh thời lượng ngắn, một đặc tính riêng biệt khác của short video là nó dẫn đầu xu hướng, thông qua những đoạn âm thanh bắt tai, những điệu nhảy đẹp mắt, hay những challenge thú vị. Short video tạo ra một sân chơi mới mẻ cho những nhà phát triển nội dung thỏa sức sáng tạo.
Hãy cùng tìm hiểu 6 xu hướng short video sẽ làm mưa làm gió thị trường vào năm sau nhé!

1. Brand Challenge (Thử thách từ các thương hiệu)

Brand Challenge (Thử thách từ các thương hiệu)

Nhờ vào lượng nội dung khổng lồ được lan truyền dựa trên các điệu nhảy, bài hát và âm thanh trendy, short videos bùng nổ độ phổ biến và không có dấu hiệu dừng lại. Các thương hiệu tổ chức video thử thách dựa trên nguồn tài nguyên này có thể đạt được lượng truy cập lớn. Đây cũng là một cách tuyệt vời để xây dựng cộng đồng và thu hút khán giả cho thương hiệu.

Ví dụ, để kỷ niệm Ngày của Mẹ, Colgate đã phát động challenge #MakeMomSmile, khuyến khích người dùng trên khắp thế giới đăng tải video quay lại những khoảnh khắc đặc biệt dành tặng mẹ mình. Đúng với định hướng “mang lại nụ cười” cho khách hàng, các video thuộc brand challenge được người dùng đăng tải với nụ cười rất tươi.

2. Quảng cáo cùng Influencer (người có sức ảnh hưởng)

Quảng cáo cùng Influencer (người có sức ảnh hưởng)

Hình thức tiếp thị Influencer vốn đã lên ngôi trong thời gian gần đây, nay lại “lấn sân” trong các video dạng ngắn.
Đơn cử, TiffFoods – Một influencer nổi tiếng trên TikTok, mới đây đã đăng tải trực tiếp video có thương hiệu thực phẩm Fly by Jing để quảng bá sản phẩm mới nhất của hãng.

Short video cực kỳ phù hợp với định dạng quảng cáo tự nhiên, các thương hiệu có thể tạo video quảng cáo để tăng khả năng chuyển đổi khách hàng.

3. Các đoạn teaser sản phẩm ngắn

Các đoạn teaser sản phẩm ngắn

Thời lượng trung bình của các video quảng cáo thường gặp là khoảng từ 6 giây đến 60 giây. Đây cũng là thời lượng trung bình của một short video.

Các thương hiệu có thể tận dụng những nền tảng short video để làm quảng cáo một cách tự nhiên. Đây là một phương pháp cực kỳ hiệu quả vì không yêu cầu ngân sách lớn, có tiềm năng viral và dễ gây thiện cảm với người dùng.

Để tăng độ nhận diện cho lần ra mắt sản phẩm mới nhất của mình, KaseMe Design đăng một video sử dụng đoạn nhạc nền phổ biến trên TikTok. Với giọng đọc “Ra mắt sản phẩm mới nhất của chúng tôi” (Our new product reveal), song đến khi sản phẩm sắp được “hé lộ” thì màn hình xuất hiện dấu hiện pin yếu và âm thanh chưng hửng. Cách làm này tạo ra sự hồi hộp, tò mò, khiến người dùng quan tâm và đón chờ lần ra mắt chính thức của sản phẩm.

4. Content do người dùng tự sáng tạo (UGC)

Content do người dùng tự sáng tạo (UGC)

Người tiêu dùng nói chung rất yêu thích UGC. Trên thực tế, các UGC ảnh hưởng đến quyết định mua hàng nhiều hơn là nội dung quảng cáo đến từ thương hiệu hoặc influencer. Không cần tiêu tốn nguồn lực, các thương hiệu vẫn có thể tạo ra những video mang tính khơi gợi cảm xúc.

Chipotle đã từng hợp tác với các nhà sáng tạo nội dung của TikTok để tạo ra một video thú vị, có tính lan tỏa cao. Một trong những đối tượng mục tiêu của Chipotle là nhóm sinh viên trẻ đang tìm kiếm những bữa ăn với giá cả phải chăng. Vì vậy, thương hiệu đã kết hợp cùng hai nhà sáng tạo trẻ – những người gần gũi với tệp khách hàng mục tiêu để lồng ghép các yếu tố thương hiệu một cách dễ dàng, tự nhiên.

5. Video “Behind-the-Brand” (Phía sau thương hiệu)

Video “Behind-the-Brand” (Phía sau thương hiệu)

Người tiêu dùng rất chú trọng tính xác thực và nguyên bản của các thương hiệu. Tuy nhiên, làm thế nào để thương hiệu có thể kết nối với người dùng chỉ qua vài giây ngắn ngủi của short video? Câu trả lời là những nội dung phía sau thương hiệu, nơi hé lộ những khía cảnh gần gũi và “con người” hơn với người dùng.

Trong một nghiên cứu của Sprout Social, 70% người tiêu dùng cho biết họ cảm thấy kết nối với các thương hiệu có CEO hoạt động trên các nền tảng mạng xã hội. Vì vậy, sang năm 2022, các thương hiệu nên “vén màn bí mật” nhiều hơn, tương tác với khách hàng ở mức độ cá nhân hơn.

Thương hiệu có thể thu hút sự chú ý của người xem bằng một bài nhạc nền hay điệu nhảy nổi tiếng. Nội dung video gần gũi, giải quyết những khó khăn mà người xem có thể gặp phải. Cuối cùng, hãy đặt lời kêu gọi hành động (CTA) trong phụ đề để biến người xem các thành khách hàng tiềm năng.

6. Video giáo dục và hướng dẫn

Video giáo dục và hướng dẫn

Vào năm 2022, các thương hiệu có thể sẽ tập trung vào nội dung giáo dục trong các short video của mình. Đây có thể là video hướng dẫn, DIY (Do it yourself – Tự tay làm) , hay video giải thích. Một báo cáo của Wyzowl năm 2020 cho thấy khán giả muốn xem thêm kiểu video này từ các thương hiệu.

Video giáo dục là những nội dung có giá trị vì chúng hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của khách hàng. Những thương hiệu ưu tiên yếu tố giáo dục trong chiến lược marketing có thể tăng khả năng chuyển đổi và xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu. Đơn cử, để hỗ trợ khách hàng ra quyết định trong quá trình mua hàng, thương hiệu có thể tung ra những video hướng dẫn tận tình và chi tiết.

Thông qua các nội dung giáo dục, thương hiệu và khách hàng tương tác lẫn nhau, hình thành mối quan hệ đôi bên cùng có lợi: Các thương hiệu giải quyết vấn đề khó khăn của khán giả và đưa ra giải pháp, còn khách hàng lựa chọn sản phẩm của thương hiệu và góp phần tăng doanh số bán hàng.

Soy Yo Candle (một thương hiệu bán nến thơm) đã đăng tải video hướng dẫn người dùng sử dụng nến hiệu quả. Chỉ bằng đoạn video chưa đến 30s, thương hiệu đã giới thiệu được sản phẩm của mình, nêu vấn đề mà khách hàng đang gặp phải (dọn dẹp nến sau khi thắp) và giải quyết vấn đề đó một cách nhanh chóng (cắt tim nến, lau chùi sau khi sử dụng).

Một điểm nổi bật khác là dạng video này phục vụ người xem ở mọi giai đoạn trong quy trình mua hàng, từ những người bước đầu khám phá thương hiệu cho đến những người đã biết về thương hiệu. Do đó, thông qua video giáo dục, thương hiệu có thể tiếp cận những đối tượng khách hàng tiềm năng của mình một cách rộng rãi.

Theo Hupspot