
- Mục đích:
- Khuyến mại: tích cực hướng tới người tiêu dùng, khuyến khích mua và sử dụng sản phẩm (tăng sức mua hàng)
- Khuyến mãi: hướng tới người bán nhắm nâng cao doanh số bán hàng (Tăng sức bán hàng)
- Bản chất
- Khuyến mại:
Tăng doanh thu
Kích cầu tiêu dùng
Giảm hàng tồn kho - Khuyến mãi:
Giải phóng hàng tồn kho
Nâng cao doanh số
Càng bán được nhiều càng được nhà sản xuất thưởng nhiều
Digital marketing truyền thông điệp trên bất kỳ thiết bị số nào dù có kết nối với internet hay không. Online marketing chỉ nhận được thông điệp khi khách hàng kết nối internet (có dây hoặc không dây).
Hình thái của digital marketing đa dạng và biến ảo hơn. Trong khi online marketing chỉ xoay quanh các banner và hiệu ứng liên quan đến web.
Phương tiện truyền của digital marketing có NFC, Bluetooth, các thiết bị lưu trữ, billboard tương tác ngoài trời và bao gồm cả internet. Online marketing chỉ gắn liền với internet.
Việc đo lường kết quả chiến dịch của marketing online và digital marketing cũng có sự khác nhau. Đối với Online marketing thì việc đo lường sẽ dễ dàng hơn bởi có sự giúp sức của các công cụ như Google Analytics cùng các chỉ số như thời gian người dùng vào web, số lượt click… Còn với Digital marketing thì việc đo lường đôi lúc cần thu thâp dữ liệu thủ công nên mất rất nhiều thời gian.
Viral video thường rất tỉ mỉ về mặt hình thức và nội dung, đó là những câu chuyện mang ý nghĩa, yếu tố quảng cáo chỉ được lồng vào rất ít.
TCV quảng cáo chỉ tập trung vào làm nổi bật sản phẩm, dịch vụ thương hiệu, nhưng không phải thế mà nó được sản xuất hời hợt. Việc gom gọn nhiều nội dung trong 60s không phải là “dễ xơi” đâu nghe.
Viral video được xuất hiện nhiều trên các kênh như Youtube, mạng xã hội, blog, forum, email… Nói chung là ở đâu có internet là có em
Trước đây, TVC quảng cáo thường được phát sóng trên truyền hình là chủ yếu. Nhưng gần đây thì ngoài trên TV,LED ads,… nó cũng “tràn lên” các trang mạng xã hội.
———————-
Viral video cho phép người xem tương tác 2 chiều chia sẻ, bình luận, có thể tự do ném gạch đá thoải mái.
Còn TVC, người xem chỉ có thể xem một cách thụ động trên TV, màn hình LED, nhiều khi “tức ghê á” mà có làm gì được đâu.
———————–
Viral video thì thoải mái về thời gian, nó có thể chỉ vài chục giây cho đến vài chục phút tùy hứng đạo diễn he.
Vì chịu nhiều yếu tố chi phối nên TVC chỉ kéo dài từ 10s đến 60s. Phí quảng cáo khoảng 200 triệu/10s, TVC 30 phút thì vị chi là…à mà thôi.
Social Marketing hay Social Media Marketing đều giống nhau là hướng tới người dùng và làm thay đổi hành vi của họ để hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó. Có thể mục tiêu đó đem lợi cho cá nhân hay đem lại lợi ích cho xã hội.
Có người cho rằng Social Marketing = Social Media + Social Network.
Thật ra điều đó không đúng vì Social Marketing không đơn giản chỉ là sự kết hợp của Social Media và Social Network. Social Marketing là một khái niệm rất rộng nó sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có Social Media và Social Network. Social Marketing sử dụng các công cụ để tiếp thị xã hội, thiên hướng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nói đúng hơn Social Marketing sử dụng Social Media Marketing như là một công cụ để thực hiện thiên hướng trách nhiệm đối với xã hội.
Hai khái niệm đó thật rắc rối phải không? Tiếp thị xã hội có thể liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội. Và xã hội truyền thông tiếp thị có thể được sử dụng vì lợi ích xã hội. Vì vậy, sự khác biệt là gì? Tiếp thị xã hội được thiết kế để dẫn đến những thay đổi trong hành vi, những thay đổi trong chính sách hoặc những thay đổi trong môi trường để đem lại lợi ích tốt cho xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ để PR để tăng nhận diện thương hiệu.
Social Marketing hay Social Media Marketing đều giống nhau là hướng tới người dùng và làm thay đổi hành vi của họ để hướng tới một mục tiêu cụ thể nào đó. Có thể mục tiêu đó đem lợi cho cá nhân hay đem lại lợi ích cho xã hội.
Có người cho rằng Social Marketing = Social Media + Social Network.
Thật ra điều đó không đúng vì Social Marketing không đơn giản chỉ là sự kết hợp của Social Media và Social Network. Social Marketing là một khái niệm rất rộng nó sử dụng rất nhiều công cụ trong đó có Social Media và Social Network. Social Marketing sử dụng các công cụ để tiếp thị xã hội, thiên hướng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nói đúng hơn Social Marketing sử dụng Social Media Marketing như là một công cụ để thực hiện thiên hướng trách nhiệm đối với xã hội.
Hai khái niệm đó thật rắc rối phải không? Tiếp thị xã hội có thể liên quan đến phương tiện truyền thông xã hội. Và xã hội truyền thông tiếp thị có thể được sử dụng vì lợi ích xã hội. Vì vậy, sự khác biệt là gì? Tiếp thị xã hội được thiết kế để dẫn đến những thay đổi trong hành vi, những thay đổi trong chính sách hoặc những thay đổi trong môi trường để đem lại lợi ích tốt cho xã hội. Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ để PR để tăng nhận diện thương hiệu.
Mức độ chủ động
Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOLs và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOLs. Đối với KOC, họ chủ động sử dụng và đánh giá các sản phẩm họ có sự quan tâm. Các nhận định mang tính khách quan và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lợi ích.
Quy mô đối tượng
Hầu hết các KOLs được phân loại dựa trên số lượng người theo dõi. Tùy vào con số sẽ chia ra mức độ ảnh hưởng như: Nano, Micro, Macro, Clebs (hàng triệu người theo dõi). Còn KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng. Bởi, họ cần đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.
Mức độ xác thực
Thực tế, các đánh giá từ KOC có nhiều sự tin cậy hơn đối với độc giả vì việc kiểm tra và đánh giá sản phẩm là chuyên môn của họ. Mối quan hệ của KOLs với nhãn hàng thường được trao đổi bằng giá trị lợi ích nên tính xác thực sẽ không cao bằng KOC.
KOC và KOLs đều có những mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng đối với các thương hiệu. Việc sử dụng KOC hay KOLs cần phải dựa vào mục tiêu chiến lược marketing của từng doanh nghiệp, thời gian và thời điểm. Doanh nghiệp của bạn cần thúc đẩy các chiến dịch influencer marketing, KOC, KOLs… tại thị trường Đông Nam Á? Liên hệ với ATC để được tư vấn và bắt đầu ngay.
Một là:
– Quảng cáo chủ yếu là cách thức truyền tải thông tin từ nhà sản xuất, kinh doanh đến khách hàng mục tiêu. Quá trình thông tin này thường mang tính chất một chiều và áp đặt không có sự phản hồi ngay lập tức từ phía doanh nghiệp, tổ chức.
– Trong khi đó, PR là các thông tin liên quan đến toàn bộ hoạt động giao tiếp đối nội và đối ngoại của một tổ chức, có tầm bao quát rộng hơn và thông tin mang tính hai chiều.
Hai là:
– Quảng cáo là thông tin của chính các nhà kinh doanh nói về mình, mang tính thương mại.
– PR là thông tin của bên thứ ba, của giới truyền thông nói về tổ chức nên nó mang tính gián tiếp và phi thương mại.
Ba là:
– Mục tiêu của quảng cáo là kích thích tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa dịch vụ và tăng cường khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Mục tiêu của PR là xây dựng và bảo vệ danh tiếng, uy tín cho các tổ chức.
Bốn là:
– Quảng cáo là hình thức truyền thông phải trả tiền còn PR là hình thức truyền thông không phải trả tiền.
Năm là:
Quảng cáo có thể kiểm soát được các thông tin để đảm bảo có tính thống nhất khi truyền tin trên các phương tiện khác nhau.
PR không kiểm soát được nội dung và thời gian thông tin; mặt khác thông tin của PR thiếu nhất quán, do nhiều người tiếp cận thông tin theo góc độ và quan điểm khác nhau.
Sáu là:
– Quảng cáo được lặp lại nhiều lần nhằm tác động vào tâm lí, củng cố niềm tin, còn PR không lặp lại thông tin nên thiếu tính khắc họa.
Bảy là:
– Thông tin của quảng cáo hướng tới một nhóm khách hàng mục tiêu cụ thể. Thông tin của PR lan tỏa đến nhiều nhóm công chúng rộng rãi (nhân viên, nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà phân phối, cộng đồng…).
Tám là:
– Chi phí cho hoạt động quảng cáo rất tốn kém (Quảng cáo thường hướng tới lượng khách hàng mục tiêu có giới hạn cụ thể, nên chi phí trên lượng khách hàng sẽ cao), chi phí cho PR đỡ tốn kém hơn (do PR có sức lan tỏa lớn, được nhiều người biết tới)
Chín là:
– Tính khách quan và độ tin cậy của công chúng vào quảng cáo thấp hơn PR (do quảng cáo là tự doanh nghiệp nói về mình, còn PR là hoạt động giới truyền thông nói về các doanh nghiệp, nên sẽ có được nhiều cảm tình của công chúng, tin tưởng vào thông tin được cung cấp).
Mười là:
– Hình thức chuyển tải thông tin của quảng cáo linh hoạt, đa dạng và rất phong phú thậm chí hài hước.
– Hình thức chuyển tải thông tin của PR nghiêm túc và chuẩn mực hơn.
Mười một là:
– Quảng cáo chủ yếu dành cho các doanh nghiệp, PR có thể sử dụng cho tất cả các tổ chức và cá nhân.
Mười hai là:
– PR khắc phục trở ngại của quảng cáo do hạn chế vùng phát sóng.
Mười ba là:
– PR truyền thông những nội dung không được quảng cáo.