1. Định nghĩa

2. Phân biệt
Các nhãn hàng, thương hiệu sẽ chủ động tìm kiếm, làm việc với KOLs và trả phí cho họ để quảng bá sản phẩm dịch vụ trên nền tảng KOLs. Đối với KOC, họ chủ động sử dụng và đánh giá các sản phẩm họ có sự quan tâm. Các nhận định mang tính khách quan và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố lợi ích.
– Quy mô đối tượng
Hầu hết các KOLs được phân loại dựa trên số lượng người theo dõi. Tùy vào con số sẽ chia ra mức độ ảnh hưởng như: Nano, Micro, Macro, Clebs (hàng triệu người theo dõi). Còn KOC quy mô đối tượng của họ không quá quan trọng. Bởi, họ cần đo lường mức độ hài lòng và phản ứng của người tiêu dùng trên thị trường.
– Mức độ xác thực
Thực tế, các đánh giá từ KOC có nhiều sự tin cậy hơn đối với độc giả vì việc kiểm tra và đánh giá sản phẩm là chuyên môn của họ. Mối quan hệ của KOLs với nhãn hàng thường được trao đổi bằng giá trị lợi ích nên tính xác thực sẽ không cao bằng KOC.
KOC và KOLs đều có những mức độ ảnh hưởng và tầm quan trọng đối với các thương hiệu. Việc sử dụng KOC hay KOLs cần phải dựa vào mục tiêu chiến lược marketing của từng doanh nghiệp, thời gian và thời điểm. Doanh nghiệp của bạn cần thúc đẩy các chiến dịch influencer marketing, KOC, KOLs… tại thị trường Đông Nam Á.
3. Khi nào thì sử dụng KOL hoặc KOC:
KOL được sử dụng cho các chiến dịch khi:
️ Các chiến dịch ra mắt sản phẩm mới cần độ phủ rộng
Một cách hiệu quả cao cho các thương hiệu làm việc với những người có ảnh hưởng là cộng tác và tài trợ bài viết liên tục. Nếu thương hiệu của bạn kinh doanh các sản phẩm, hãy gửi sản phẩm đó đến những người có ảnh hưởng và phương tiện để tạo đánh giá sản phẩm. Đây là một cách để khởi chạy một sản phẩm mới ra thị trường vì nó cho phép những người có ảnh hưởng tạo nội dung cho bạn và chia sẻ các đánh giá của họ, điều này sẽ xây dựng nhận thức về thương hiệu.
️ Đại sứ thương hiệu, gương mặt thương hiệu theo mùa lễ
Đối với nhận thức về thương hiệu trên quy mô lớn, hãy gắn thương hiệu của bạn với KOL thông qua quan hệ đối tác là đại sứ thương hiệu. Vì KOL là những người đa dạng lĩnh vực và có thể đảm nhận nhiều vai trò khác nhau trong cuộc sống. Có thể, họ vừa là một photographer nhưng cũng có thể là một người mẫu ảnh, ca sĩ. Đặc biệt, nếu bạn chọn đúng đại sứ thương hiệu cho cộng đồng khách hàng mục tiêu của bạn, hiệu quả của chiến dịch sẽ được đạt đến mức tốt nhất.
Đối với KOC: Mặc dù KOC không có lượng người theo dõi lớn như KOL, song ở thời điểm hiện tại, họ là công cụ thúc đẩy người tiêu dùng đưa ra quyết định mua hàng. Vì vậy, KOC phù hợp với những chiến dịch tăng niềm tin và nhận thức từ khách hàng, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển đổi, tăng doanh số. Lưu ý: KOC phù hợp với đa dạng sản phẩm từ bình dân đến trung cấp, tuỳ vào nội dung của KOC mà xem xét, lựa chọn sản phẩm/ngành hàng phù hợp.
️ Chiến dịch thúc đẩy doanh thu trong thời gian ngắn bằng cách tạo niềm tin qua review, đánh giá chân thật
Nhờ sự phát triển của các Facebook Group review chất lượng và TikTok, KOC xuất hiện ngày càng nhiều và nhiệm vụ chính của họ là thử nghiệm sản phẩm và đưa ra nhận xét, đánh giá. Có những tài khoản TikTok nổi lên và nhận được rất nhiều lượt follow như Baby Kopohome hay Anh Kiên review. Như vậy đủ thấy KOC cũng có những người có sức ảnh hưởng không kém gì KOL và hiệu quả mang lại cũng rất lớn.
️ Điều hướng khách hàng về web, TMĐT, tỉ lệ chuyển đổi cao: tiếp thị liên kết có ảnh hưởng là một chiến thắng nhanh khi thương hiệu hợp tác với Influencer, đặc biệt nếu các sản phẩm của bạn có thể được mua trực tuyến. Tiếp thị liên kết là khi những người có ảnh hưởng kiếm được phần trăm hoa hồng trên tất cả doanh thu do ảnh hưởng và nội dung của họ. Tiếp thị liên kết được theo dõi qua các liên kết duy nhất giúp thương hiệu hiểu đường dẫn giới thiệu của chuyển đổi.