Bạn là ai trong ba ngôi sao sáng tại “vũ trụ” content?

Chạm tay tới cánh cửa của ngành Marcom, các bạn hẳn sẽ cảm thấy choáng ngợp bởi lượng kiến thức mà mỗi “con dân” phải hấp thụ. Đối với mảng content, việc phân biệt các khái niệm cũng là cả một vấn đề siêu lớn bởi đâu phải chỉ có một khái niệm, một công thức hay một motip cho tất cả các bài. Chính vì thế, hôm nay mình xin chia sẻ một vài định nghĩa sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về 3 loại hình nghề nghiệp mà có lẽ nhiều người chuyên về content đôi lúc còn chưa phân biệt rõ ràng và vẫn bối rối khi gặp.

1. CONTENT WRITER

Họ chính là những người viết nội dung hay tạo ra nội dung dạng chữ (bài viết). Thay vì đánh vào số lượng sản phẩm hay chỉ quan tâm đến gia tăng doanh số, Content Writer thông qua phân tích tâm lý và insight khách hàng để tạo ra những nội dung mang tính thu hút khách hàng, từ đó có thể khiến khách hàng hiểu rõ và chủ động mua sản phẩm.
Với mục tiêu tạo ra giá trị cho người xem, thu hút những khách hàng tiềm năng và giúp họ hiểu về những sản phẩm và dịch vụ của thương hiệu, những bài viết của Content Writer mang nội dung và cách viết dễ hiểu, mô tả sự vật hiện tượng đúng theo bản chất của nó, cung cấp thông tin, giáo dục và giữ chân khách hàng. Đồng thời, content writer còn là người chịu trách nhiệm thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch content.
Phạm vi làm việc của content writer rất phổ cập, họ có thể làm việc ở đa kênh (multi-channel) như websites, blog, email, sách giấy, tài liệu, thông cáo báo chí,…

2. COPYWRITER

Nếu với Content Writer, chúng ta có thể hiểu ngay từ “content” là gì thì ngược lại, Copy Writer lại khiến không ít người, kể cả là những bạn trong team content phải bối rối.
Đầu tiên, “Copy” không phải là lên mạng sao chỗ nọ một ít, chép chỗ kia một ít rồi xào nấu lại cho ra bài viết của mình. “Copy” ở đây có nghĩa là “phần chữ trong các mẫu quảng cáo”. Quảng cáo: là một loại “content” được sản xuất nhằm tạo cảm xúc cho độc giả, từ đó thuyết phục họ tạo ra một hành động (mua hàng, đến cửa hàng, gọi điện nhờ tư vấn hay đơn giản chỉ là ghi nhớ thương hiệu).
Copywriter chính là người viết quảng cáo. Họ thường sẽ phụ trách viết các Slogan, Tagline, đặt tên sản phẩm mới, kịch bản phim hay là tất tần tật những thứ trên các mẫu quảng cáo. Chính vì thế Agency chính là nơi xuất hiện nhiều Copywriter nhất bởi chỉ có ở nơi đây, họ mới có thể được phát huy chuyên môn nhiều nhất.
Với mục tiêu thuyết phục khách hàng mua sản phẩm, những bài copywriting là những bài được viết cảm xúc nhất có thể và sẽ mô tả sự vật theo cách độc giả thích. Trong khi Content Writer dùng chiến lược lâu dài để thu hút khách hàng thì Copywriter lại thiên về sử dụng nghệ thuật thuyết phục và câu chữ để dẫn dắt khách hàng mua sản phẩm, từ đó tăng doanh thu cho nhãn hàng/sản phẩm.
Phạm vi làm việc của Copywriter sẽ thu hẹp hơn so với Content Writer, thường liên quan đến viết quảng cáo, slogan, tagline, product name, viết kịch bản phim.

3. CONTENT CREATOR

Dịch sát nghĩa: Người Sáng Tạo Nội Dung mở rộng ra toàn bộ lĩnh vực trong cuộc sống.
Khác với Content Writer chỉ thiên về viết lách trên blog hay Copywriter chỉ thiên về viết lời quảng cáo, slogan,…Content creator đa năng và làm được nhiều việc hơn rất nhiều. Họ có thể là nhà văn, người hay viết lách, beauty bloggers, youtuber hay blogger… “Những nhà sáng tạo nội dung” có thể đóng góp bất kỳ nội dung nào sau đây: blog, tin tức, hình ảnh, video, âm thanh, email, cập nhật xã hội và các nội dung liên quan khác.
Vậy vì sao phải sáng tạo nội dung?
+ Giữa hàng trăm đối thủ cạnh tranh, chỉ có sự sáng tạo khác biệt (lợi thế cạnh tranh tuyệt đối) mới có thể giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật giữa đám đông.
+ Giữa hàng triệu đoạn quảng cáo lướt qua, bạn cũng chỉ có vài giây để lọt vào mắt xanh của khách hàng.
+ Giữa hàng loạt những bản CV giống nhau, nếu bạn để thông tin của mình quá tẻ nhạt và khô khan thì thử hỏi ai sẽ hứng thú tìm hiểu bạn là ai?
Chính vì thế, Content Creator vô cùng quan trọng. Họ là người tận dụng khả năng sáng tạo vào việc sản xuất nội dung trên các phương tiện truyền thông để thu hút khán giả. Họ luôn mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho người xem qua sự sáng tạo nội dung của mình, thông qua câu chuyện, đoạn văn, video youtube,…
—————–
Trên đây chính là một số những thông tin giúp các bạn có cái nhìn toàn diện hơn về 3 loại hình viết content khác nhau của giới Truyền Thông. Mong rằng sau bài đọc này, các bạn, đặc biệt là những bạn đã, đang theo đuổi ngành Marcom sẽ hiểu rõ hơn để càng ngày càng viết được những bài viết thần sầu hơn nữa. Và hãy nhớ tham gia Miracle Team để khả năng viết của bản thân có thể đạt đến trình độ “Content hay nói thay nước bọt”! trong tương lai nha.
Nguồn: Miracle Team