Mục Lục
1. Kết hợp với trò chơi thực tế
2. Triển khai chương trình phần thưởng dành cho khách hàng thân thiết
Hãy thưởng cho khách hàng vì đã trung thành với doanh nghiệp của bạn bằng cách triển khai một chương trình tặng thưởng dành cho khách hàng thân thiết. Điều này có thể khiến khách hàng càng tin tưởng và trung thành với doanh nghiệp của bạn hơn.
Bạn có thể nói rằng các chương trình phần thưởng này được thiết kế riêng chỉ cho khách hàng thân thiết. Khách hàng chi tiêu càng nhiều tiền cho hàng hóa và dịch vụ của bạn, họ càng có thể tích được nhiều điểm và phần thưởng. Khi khách hàng tích lũy đủ điểm, họ có thể quy đổi thành tiền được giảm giá khi mua hàng trong tương lai.
3. Khuyến khích khách hàng tương tác
Một trong những mục tiêu chính của Gamification Marketing là tăng tương tác với khách hàng. Ví dụ: bạn có thể trao phần thưởng cho những người tham gia tương tác trên một nền tảng mạng xã hội mà doanh nghiệp mình nhắm đến sẽ đầu tư và phát triển về lâu dài.
Ví dụ như phần mềm học ngoại ngữ Duolingo đã tạo ra một chiến dịch gamification marketing với bốn điểm trong ứng dụng di động Duolingo của khách hàng để giúp việc học ngoại ngữ trở nên thú vị và có tính tương tác hơn. Việc cố gắng học một ngôn ngữ mới là một mục tiêu lớn và tốn rất nhiều thời gian cũng như sự nỗ lực, vì vậy Duolingo đã yêu cầu người dùng đặt ra các mục tiêu nhỏ, cụ thể hàng ngày để giúp chia nhỏ nhiệm vụ ra. Các nhiệm vụ nhỏ hơn giúp người dùng quay trở lại ứng dụng hàng ngày và khi đạt được các cột mốc họ sẽ được thưởng. Ngoài ra, khi bạn lơ là việc học, Dou cũng sẽ gửi mail quá trình học tập của bạn và so sánh nó với mục tiêu mà bạn đã đề ra cho mình để đo lường bản thân bạn và đồng thời để nhắc nhở bạn quay trở lại và cố gắng học.
4. Tổ chức một cuộc thi
Bạn đang kiếm một chiến lược Gamification Marketing giúp mở rộng nhận thức về thương hiệu? Hãy tổ chức một cuộc thi! Các cuộc thi thành công sẽ cải thiện khả năng hiển thị, nâng cao nhận thức về thương hiệu của bạn và có thể thúc đẩy lượng tương tác lớn của khách hàng.
Ví dụ: Litmus đã sử dụng chuỗi 5 email để giúp quảng bá cuộc hội nghị của họ trên phương tiện truyền thông mạng xã hội. Bằng cách tặng một vé miễn phí tham dự hội nghị, Litmus đã gửi cho người dùng một loạt email, mỗi email có văn bản hoặc hình ảnh ẩn. Những người tìm thấy các mục ẩn và đăng câu trả lời trên Twitter với một hashtag về hội nghị sẽ đặc biệt được ghi tên vào phiếu bốc thăm. Nhờ đó, Litmus đã được quảng cáo mạng xã hội miễn phí cho hội nghị của họ thông qua nhiều người tham gia với sự trợ giúp của Gamification Marketing.
5. Khai thác tính cạnh tranh từ khán giả
Tận sâu trong mỗi người chúng ta đều có tính cạnh tranh khác nhau. Khi triển khai chiến dịch Gamification Marketing, hãy cố gắng khai thác tinh thần cạnh tranh của khán giả, điều này sẽ góp phần rất lớn vào sự thành công cũng như mức độ viral của chiến dịch.
Ứng dụng Nike + Run Club là một ví dụ tuyệt vời về trò chơi mang mọi người đến với nhau và kích thích tính cạnh tranh thông qua sức mạnh của cộng đồng. Ứng dụng này cho phép người dùng cá nhân hóa chương trình đào tạo của riêng họ dựa trên trình độ hiện tại của họ. Nó cũng cho phép bạn cạnh tranh với mọi người trong các thử thách để giành được danh hiệu và huy hiệu. Ứng dụng này hoạt động tốt trong việc thu hút tinh thần cạnh tranh của người dùng, khiến họ quay trở lại với thương hiệu Nike hết lần này đến lần khác.