Chiến lược Đại dương xanh được hiểu như hành động theo đuổi sự khác biệt, đồng thời giảm chi phí để mở ra khoảng trống thị trường mới. Đại dương xanh là những khoảng trống thị trường chưa được khai phá, tiềm ẩn giá trị tiềm năng, và cơ hội phát triển. Chiến lược Đại dương xanh không chú trọng khai thác các nhu cầu hiện có, tập trung vào việc tạo ra và giành lấy các nhu cầu mới. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở nên vô nghĩa.
Mục Lục
Nội dung của chiến lược Đại dương xanh là gì?
Chiến dịch Đại dương xanh bao gồm nhiều nội dung khác nhau liên quan đến việc tạo ra thị trường mới như:
-
Tạo ra thị trường mới, không tập trung vào thị trường hiện tại
-
Tập trung vô hiệu hóa sự cạnh tranh chứ không phải đánh bại đối thủ trong cùng thị trường
-
Nghiên cứu, phân tích hành vi của người tiêu dùng với mục tiêu tạo ra nhu cầu mới
-
Phát triển bộ máy công ty dựa trên sự kết hợp giữa một hình kinh doanh khác biệt và chi phí thấp
Hướng đến nhóm đối tượng khách hàng mới trong thị trường tiềm năng mới – nơi không có nhiều sự cạnh tranh.

Khi nào dùng đến chiến lược Đại dương xanh?
Khi thị trường hiện tại bão hòa, phạm vi đối tượng khách hàng tiềm năng bị thu hẹp. Điều này ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải áp dụng chiến lược Đại dương xanh để tạo ra thị trường mới . Đây là tiền đề tạo ra nhiều cơ hội để phát triển và kiếm lợi nhuận.
Ứng dụng tại các doanh nghiệp
-
Mẫu xe Ford T
Mẫu xe Ford T được giới thiệu vào năm 1908 là một ví dụ kinh điển về chuyển dịch đại dương xanh cho thị trường công nghiệp ô tô tại Hoa Kỳ. Đó là mẫu xe ô tô cho nhiều người, được chế tạo từ vật liệu tốt nhất, bền và dễ sửa. Đặc biệt mẫu T đầu tiên ra mắt năm 1908 chỉ có giá 850 USD, bằng một nửa giá trên thị trường, sau đó ngày càng giảm dần còn 240 USD ở năm 1924. Điều này tạo nên thương hiệu “Chất lượng ở phân khúc giá cao trong một chiếc xe có giá trị thấp” cho Ford
→ Ford thành công được củng cố bởi mô hình kinh doanh có lợi nhuận bằng cách giữ cho xe được tiêu chuẩn hóa cao và cung cấp các bộ phận có thể hoán đổi cho nhau. Nhờ đó mà giảm 60% thời gian lao động, tiết kiệm chi phí để tính giá phù hợp với thị trường đại chúng
-
iTunes
Với sự ra mắt của iTunes, Apple đã mở ra một đại dương xanh trong thị trường âm nhạc kỹ thuật số trước “cơn lũ” chia sẻ file nhạc bất hợp pháp.
Theo thỏa thuận với 5 công ty âm nhạc lớn: BMG, EMI Group, Sony, Universal Music Group và Warner Brothers Records, iTunes sẽ cung cấp danh sách các bài hát có thể tải xuống hợp pháp. Bằng cách này, mọi người đều có thể mua riêng lẻ các bài hát yêu thích và điều này đã khắc phục một yếu tố gây khó chịu cho khách hàng: thay vì phải mua toàn bộ CD, họ chỉ cần mua 1 hoặc 2 bài hát. Đồng thời, iTunes đã cung cấp một bước nhảy vọt về giá trị ngoài các dịch vụ tải xuống miễn phí thông qua chất lượng âm thanh và các chức năng điều hướng, tìm kiếm và chọn trực quan.
→ iTunes đã cung cấp giá trị không chỉ cho khách hàng trên toàn thế giới mà còn là các công ty thu âm, các nghệ sĩ cũng được hưởng lợi bởi trong iTunes, họ nhận được 70% giá trị mua các bài hát được tải xuống.
-
Viettel và câu chuyện về cuộc đổ bộ vào thị trường châu Phi
Khiêm tốn về tiềm lực so với các đối thủ ngoại, song với chiến lược đầu tư, Viettel đã lựa chọn các địa bàn xa xôi, cách trở để gây dựng được tên tuổi ở thị trường quốc tế . Đầu tư xong mới kinh doanh, kinh doanh với giá thấp đi cùng phổ cập dịch vụ cho người dân và hỗ trợ ngành giáo dục dùng Internet miễn phí, hỗ trợ Chính phủ, công an, quân đội…
→ Nhờ việc giảm chi phí, giảm giá thành, mà Viettel đã thành công ở nhiều thị trường. Chẳng hạn, khi Viettel đầu tư vào Haiti, nhiều đại gia khác như Singtel, Telecom Malaysia, Vodafone cũng đã nhòm ngó thị trường này, nhưng họ không thể triển khai được vì không cử được người sang, vì những chuyên gia của họ không chấp nhận được mức sống ở đó. Trong khi đó, lính Viettel quen kham khổ, nên không ngại khổ.
Viettel đã chứng minh được một điều rằng, doanh nghiệp Việt Nam hoàn toàn có thể đầu tư ra nước ngoài và thành công.
Nguồn tham khảo: Tino Group, Babuki,