Đừng Đọc Bài Viết Này Nếu Bạn Không Phải Là Dân Marketing Trái Ngành

TRÁI NGÀNH, trong cuộc sống bây giờ hẳn chẳng còn ai lạ lẫm gì về nó nữa. Hết 10 sinh viên học đại học thì phải có đến 6-7 người học trái ngành. Nhưng vì sao nghe quen thuộc đến như vậy, nhưng chúng ta vẫn cảm thấy sợ hãi khi nó xảy ra với chúng ta. Vì khi trở thành một sinh viên trái ngành, điều khiến chúng ta hoang mang nhất và lo lắng nhất đó chính là:
“CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ BÂY GIỜ KHI KHÔNG CÓ CHÚT KIẾN THỨC HAY KINH NGHIỆM GÌ VỀ NGÀNH?”
Bản thân mình cũng như thế, xuất phát từ 1 con dân học Logistics, nhưng sau 4 năm mài đũi quần trên giảng đường và mất hơn 6 tháng đi làm trong ngành. Mình buộc phải chấp nhận sự thật rằng: Mình không hợp với ngành này. Và kể từ đó, mình quyết định sẽ nghe theo những gì mình đã mong ước trước đây. Được trở thành 1 Marketer.
Phải mất đến 3 tháng để mình có thể làm quen được với công việc và các kiến thức nền tảng về ngành. Và bây giờ mình muốn chia sẻ đến các bạn 1 số điều mình hy vọng đã biết trước khi bắt đầu bước chân vào ngành.

1. Đầu Tiên, Hiểu Rõ Về “Marketing Là Làm Gì?

Mình sẽ không chia sẻ kiến thức nữa. Vì bây giờ sách vở về Marketing và tips nhan nhản ở khắp nơi. Các bạn chỉ cần gõ vài chữ là sẽ tìm ra hàng chục khái niệm về Marketing. Nhưng cái mình muốn nhắc đến Marketing ở đây chính là: Marketing là làm gì?
Dựa theo kinh nghiệm của mình, mình sẽ chia các giai đoạn của 1 quá trình Marketing thành 6 bước:
– Bước 1: Xác định mục tiêu
Đối với mỗi chiến dịch, mục tiêu khác nhau sẽ có các chiến lược và cách thức thể hiện khác nhau: Ví dụ như để ra mắt sản phẩm mới, để mở rộng thị trường, để tang doanh thu,….
– Bước 2: Phân tích thị trường
Bạn cần phải phân tích thị trường mà công ty mình đang hoạt động cũng như đang cạnh tranh từng ngày. Kèm theo đó là vị thế của công ty, đối thủ cạnh tranh, điểm yếu, điểm mạnh qua ứng dụng các mô hình mà 4P, SWOT, 7C, 3C,…
 Bước 3: Xác định khách hàng mục tiêu (Target Audience)
Là 1 Marketers, chúng ta cần phải hiểu rõ khách hàng của bạn là ai, nhân khẩu học của họ như thế nào, nhu cầu của họ là gì, insight ( bao gồm sở thích, nỗi đau, ưu tiên) của họ là gì…. Đây được xem là bước tối quan trọng để chúng ta có thể vẽ ra được 1 hành trình khách hàng khi áp dụng tiến hành các bước sau một cách chuẩn chỉnh nhất.
 Bước 4: Lên kế hoạch và chiến lược
Sau khi đã phân tích được thị trường, thì đây là lúc bạn lên kế hoạch triển khai chiến lược Marketing. Ví dụ như: Các kênh phân phối là gì? Công cụ Digital Marketing doanh nghiệp lựa chọn để quảng bá là gì? Plan cho nội dung trong cả quá trình như thế nào?
 Bước 5: Triển khai Content, Design,…
Đây cũng là bước để các đôi tay tài hoa và sáng tạo thể hiện. Bạn cần dựa vào đối tượng khách hàng để mang đến được những thông điệp đúng, đủ và bắn trúng điểm đau của khách hàng. Và khâu thiết kế cũng cực kỳ quan trọng khi giờ đây, mỗi khách hàng chỉ có từ 3-5s để tiếp xúc với quảng cáo của bạn. Làm sao để hình ảnh có thể bắt được ánh mắt người xem chắc hẳn là câu hỏi vẫn luôn đau đáu trong tâm trí của các Designer.
 Bước 6: Sale
Khi đã có được nguồn khách tiếp xúc và tìm hiểu về sản phẩm và dịch vụ của chúng ta rồi, họ sẽ bắt đầu dò thẳng về giá cả, quyền lợi, thông tin của sản phẩm. Do đó quá trình tư vấn và chăm sóc khách hàng là cực kỳ quan trọng. Khách có thể quay đầu ngay trong phút chốc nếu như họ cảm thấy không thoải mái khi nói chuyện với các sales và nhân viên của chúng ta.
 Bước 7: Đo lường hiệu quả
Bước cuối cùng nhưng tuyệt đối không thể bỏ qua. Để có thể đánh giá chính xác những chu trình trước có đi đúng hướng hay không và các chiến dịch sau này nên triển khai như thế nào thì chúng ta cần phải xác minh lại những giá trị hiệu quả của chiến dịch này

2. Vậy Trong Toàn Bộ Quá Trình Triển Khai 1 Chiến Dịch Marketing, Bạn Nằm Ở Đâu?

Quy trình làm Marketing gồm rất nhiều bước và chúng ta cần cả 1 đội ngũ, 1 phòng ban, 1 doanh nghiệp để có thể triển khai hết toàn bộ. Do vậy, khi mới bước đầu sa ngã vào ngành này, bạn có thể làm và tiếp xúc ở nhiều vị trí như:
– Content Creator
– Nhân viên SEO/SEM
– Designer
– Account
– Digital Marketing
– Research Marketing
– Trade Marketing
– Brand Marketing….

3. Bạn Có Thể Làm Việc Ở Những Công Ty Nào?

Trong ngành marketing, các công ty sẽ chia làm chủ yếu 2 side: Client & Agency
– Client là gì?
Hiểu nôm na, Client là loại công ty client là các công ty sản xuất, cung cấp sản phẩm và dịch vụ như (Unilever, P&G, Coca-Cola, Uber…).
Các công ty này sẽ đi thuê/mua các dịch vụ Marketing từ Agency để triển khai chiến dịch Marketing với các mục đích như: Tăng nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu… Nói chung, Client là bên nắm giữ những yếu tố quan trọng để đưa ra đề bài Marketing cho các Agency.
 Vậy còn Agency?
Agency là đơn vị tư vấn, cung cấp dịch vụ Marketing theo yêu cầu/ đơn đặt hàng của Client. Agency còn gọi là những công ty “cung cấp dịch vụ tiếp thị và quảng cáo”.
Nhiều bạn trẻ khi mới bước chân vào ngành thường được khuyến khích bắt đầu tại các agency, vì trong môi trường này, các bạn có thể tiếp xúc đa dạng với nhiều loại công ty, nhiều loại dịch vụ và hiểu rõ hơn về môi trường ngành. Nhưng đổi lại, công việc cũng rất vất vả vì bạn phải ôm đồm khá nhiều thứ cùng một lúc. Và vì vậy kinh nghiệm bạn kiếm được cũng sẽ tang lên đáng kể.
——————————————
️Đây là một chút chia sẻ của mình dành cho các bạn vẫn còn đang hoang mang về lối đi của mình. Tuy nhiên để có thể lĩnh hội hết toàn bộ các kiến thức này, nhiều thì 2- 3 tháng, chậm thì 6 tháng – 1 năm.
Do đó khi mới bắt đầu sa ngã vào nghề, mình đã tìm đến 1 khóa học cơ bản để có thể bắt kịp các bạn cùng ngành khác. Sắp tới bên ấy sẽ tổ chức 1 buổi Webinar dành riêng cho các bạn cũng đang trái ngành và hoang mang lạc lối như mình.
Còn nếu các bạn nào muốn tâm sự riêng có thể ib để nói chuyện và chia sẻ cùng mình nhé!!
Chúc các bạn mau tìm được hướng đi cho riêng mình.