Mục Lục
Hoạt động quảng bá thương hiệu qua TVC của ABA
Xúc tiến là một hoạt động kinh doanh cần thiết để bắt kịp nhịp độ với thị trường tiêu thụ. Hiện tại, các chiến lược xúc tiến của Aba hầu hết tập trung vào TVC, và những đoạn quảng cáo này được chiếu vào khung giờ vàng trên các đài truyền hình quốc gia như VTV1, VTV3…
Kịch bản ngớ ngẩn, xem xong không hiểu gì
Trong gần 10 năm qua, quảng cáo của Aba vẫn trung thành với những nội dung “không giống ai”, và hầu hết mỗi đoạn TVC đều có một cú “twist” thay đổi hoàn toàn cốt truyện hoặc thậm chí là không liên quan đến nội dung trước đó. Điều này tưởng chừng như là một chiến dịch thất bại, tuy nhiên nhờ vậy mà Aba mới được nhiều người chú ý tới, từ cánh báo chí cho đến những bài chia sẻ trên mạng xã hội.
Với chiến lược “không giống ai”, các video quảng cáo của Aba được đăng tải trên Youtube đã thu hút được hàng triệu người xem, đây là con số không tưởng với một TVC bình thường. Một số quảng cáo nổi bật như “Câu chuyện chợ cá” (2017) với 20 triệu views, “Tình yêu có kỳ hạn, hôn nhân mới bền vững” (2019) với 23 triệu views, và đặc biệt là TVC mới nhất, “Dã ngoại” (2020), đạt tới 30 triệu views.

Vậy tại sao ABA vẫn duy trì concept quảng cáo khó hiểu đến vậy?
1. Thị trường mục tiêu của ABA
Nếu nhìn vào thị trường bột giặt, có thể dễ dàng nhận thấy các tập đoàn đa quốc gia như Unilever hay P&G từ lâu đã chiếm gần như toàn bộ thị phần trong ngành hàng này. Điều đó gây khó khăn cho việc một thương hiệu nội địa mới như Aba có chiếm một phần trong “chiếc bánh ngọt đó”.
Aba hiểu rằng mình cần phải tìm ra phân khúc mà các thương hiệu khác chưa đánh tới. Khi đó, thương hiệu này nhận thấy rằng hầu hết những ông lớn trong ngành đang nhắm tới những gia đình hiện đại trong thành phố. Vì vậy, Aba đã chọn vùng nông thôn Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long làm thị trường của mình.
Aba chọn thị trường mục tiêu của mình là các hộ gia đình sinh sống ở vùng thôn quê sông nước miền Tây, những người nơi đây mang dáng vẻ hiền lành, chân chất. Cuộc sống hàng ngày của họ không quá câu nệ tiểu tiết và luôn quan tâm đến nhau từ những thứ nhỏ nhặt nhất. Đồng thời, họ có đặc trưng là xem những bộ phim Hàn, phim Trung thời kỳ 2000s.
Điều đó, lý giải vì sao các TVC quảng cáo của Aba thường có đặc trưng là kịch bản dài dòng, lồng tiếng giống những bộ phim thời kỳ 2000s. TVC của Aba thường bị cộng đồng mạng (khán giả trẻ) chê là gây khó hiểu. Thế nhưng những nội dung này lại khá phổ biến ở thị trường nông thôn và hiệu quả đối với tệp khách hàng mục tiêu của Aba..
Ngoài ra, nếu để ý kỹ thêm thì nội dung và bối cảnh trong TVC của Aba đều liên tưởng tới những bộ phim Philippines, hoặc dòng phim Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc những năm 2000 – thể loại phim yêu thích của các bà nội trợ vùng quê miền Tây. Bởi, ít tiếp xúc với Internet và các hình thức giải trí khác, những bộ phim kể trên chính là một phần trong văn hóa của những người phụ nữ nơi những vùng quê này. Vậy nên, họ càng thấy quen thuộc khi xem TVC của Aba.
Chính vì vậy, những tình tiết phi logic của Aba đối với nhiều người thì là vô lý. Nhưng với người dân nơi đây, họ thấy bản thân mình trong đó, và đó chính là cuộc sống hàng ngày của họ.
2. Kết quả đáng ngưỡng mộ
Trong vòng 5 năm ngắn ngủi, Aba đã thành công trong việc định vị mình là một thương hiệu gần gũi, thân thuộc với người dân quê, cụ thể là đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, ở nhiều khu vực, Aba là thương hiệu chiếm lĩnh thị trường bột giặt, và vượt qua các thương hiệu lớn khác. Tuy quảng cáo xàm, kịch bản ngớ ngẩn, nhưng lại đánh đúng vào tâm lý của khách hàng mục tiêu, sản phẩm xịn và giá cả vô cùng hợp lý.
Aba là một trong những thương hiệu bột giặt quen thuộc ở Việt Nam nói chung và miền Tây nói riêng. Để đạt được thành công này, Aba đã triển khai những chiến lược Marketing một cách hiệu quả.
Kết luận, ABA k hề ngớ ngẩn, mà là rất sáng suốt. Cho dù có bị ghét bỏ, chê bai, ABA sẽ vẫn giữ phong cách quảng cáo “tạo nét, làm màu” này để bán được hàng, đem về thị phần cho thương hiệu Việt.
Tham khảo: Nguyễn TChi