Ủa Marketing với Event thì có liên quan gì tới nhau đâu ta?
Ủa sao học Marketing xong ra làm event?
Và hàng trăm cái “Ủa” khác…

Mục Lục
Event Marketing là gì?
Người tiêu dùng hằng ngày phải đối mặt với vô vàn biển quảng cáo, tờ rơi,… Vì vậy khi đưa ra quyết định mua hàng, đương nhiên họ sẽ có xu hướng lựa chọn những thương hiệu nổi bật, hoặc những thương hiệu đã xuất hiện trong chính hệ thống bản đồ trải nghiệm của họ. Hơn bao giờ hết, điều quan trọng của doanh nghiệp nếu như muốn thu hút khách hàng thì phải thật nổi bật giữa đám đông hoặc bản thân phải có điểm chạm trong bản đồ trải nghiệm của khách hàng. Cách duy nhất để doanh nghiệp có thể làm điều đó chính là sử dụng Event Marketing.
Vậy trong Marketing thì Event chính là những chiến lược được các Marketer sử dụng để quảng bá thương hiệu, dịch vụ hoặc sản phẩm của họ với sự tham gia và trải nghiệm trực tiếp của khách hàng. Những sự kiện này có thể được tổ chức trực tiếp ở bên ngoài hoặc được tổ chức thông qua nền tảng, công nghệ trên Internet (Virtual Event, Hybrid Event,..). Ở đây, các công ty và doanh nghiệp có thể tham gia với vai trò là người tổ chức, người tham gia hoặc có thể là nhà tài trợ.
Các loại hình Event Marketing phổ biến

1. Event trong doanh nghiệp
Event trong doanh nghiệp thường chỉ những hội nghị, hội thảo, lễ khai trương… Event này thông thường sẽ mang tính chất nội bộ nhưng có tác động đến quảng cáo thương hiệu nên các doanh nghiệp rất quan tâm. Ví dụ như lễ khai trương thường là ngày để doanh nghiệp tạo dấu ấn với khách hàng của họ.
2. Event của khách hàng
Event của khách hàng thường là những buổi tri ân, họp báo hay giới thiệu sản phẩm. Đây là hoạt động marketing của doanh nghiệp. Để xây dựng một event marketing tốt nhất thì cần có quảng cáo, truyền thông, khuyến mại để tặng quà cho khách hàng tham gia, qua đó có mới giúp hoạt động marketing hiệu quả
3. Special Event
Loại hình này thường chỉ những event có mục đích từ thiện, hoặc quyên góp tiền, cũng có thể là những lễ hội. Sự kiện này thường khơi dậy lòng nhân ái của những người tham gia. Festival cũng là một ngày thường được tạo ra để quảng bá cho thương hiệu hoặc địa phương đó. Ví dụ như: Festival pháo hoa, Lễ hội đền Hùng, Festival hoa Đà Lạt…
Ngoài ra cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ cũng như do tình hình dịch bệnh bất ngờ khiến cho ngành Event Marketing đã có những thay đổi đáng kể trong hình thức. Ví dụ như sự ra đời của hàng loạt sự kiện trực tuyến:
-Sự kiện Marketing trực tuyến
– Hội thảo trực tuyến
– Sự kiện phát trực tiếp
– Sự kiện trực tiếp
– Triển lãm thương mại
– Sự kiện VIP
Event Marketing có thực sự là cần thiết hay không?
Câu trả lời là có nha, bởi vì đây là một trong những cách tốt nhất để:
– Xây dựng nhận thức về thương hiệu
– Tăng sự tham gia của khách hàng
– Tạo khách hàng tiềm năng
– Giáo dục khách hàng tiềm năng
– Đẩy bán sản phẩm tới khách hàng
Theo báo cáo thường niên “Event Marketing” của Bizzabo đã chỉ ra rằng, 80% người làm marketing tin rằng sự kiện đóng vai trò tối quan trọng trong sự thành công của doanh nghiệp. Hãy cùng mình điểm qua một vài con số đáng chú ý liên quan đến việc triển khai vai trò của sự kiện trong Marketing nè
– 28% doanh nghiệp dành ra 20% ngân sách marketing để tổ chức sự kiện
– Các sự kiện B2B chiếm đến 512 tỷ USD trong chi phí tổ chức sự kiện hàng năm
– 31% người làm marketing tin rằng sự kiện là kênh marketing hữu hiệu nhất, trên cả digital advertising, email marketing và content marketing
– 50% người làm marketing nói rằng mục đích chính của sự kiến là tạo tập dữ liệu khách hàng tiềm năng và xây dựng cộng đồng
– 54% marketer tin rằng sự kiện là cơ hội tốt để củng cố vị thế thương hiệu trong ngành
– 47% marketer tin rằng sự kiện là cách thức hiệu quả nhất để tiếp cận và tương tác với khách hàng tiềm năng.