Mục Lục
1. Color – Màu sắc
Có lẽ đây là một thuật ngữ quen thuộc mà ai cũng biết, nhưng cùng tìm hiểu kĩ hơn về định nghĩa của thuật ngữ này nhé.
Theo trang từ điển Merriam – Webster định nghĩa, màu sắc là sự phản chiếu của ánh sáng lên một vật thể (chẳng hạn như màu đỏ, nâu, hồng hoặc xám), là nhận thức về thị giác giúp con người có thể phân biệt giữa hai vật thể tương đồng. Màu sắc có thể được phân loại dựa vào các đặc tính như Hue (Tông màu), Saturation (Độ bão hoà màu), Chromaticity (Độ kết tủa màu), và Value (Giá trị màu). Để có được cái nhìn toàn vẹn về màu sắc, hãy cùng tìm hiểu những đặc tính của nó.
2. Hue – Tông màu
Thuật ngữ này đôi khi thường bị nhầm lẫn mang ý nghĩa màu sắc. Tuy nhiên, màu sắc là chỉ các yếu tố chung, còn Hue là một thuộc tính của màu sắc, nói về các hệ màu – tổ hợp của 12 họ màu đậm nhạt khác nhau với gốc là 12 màu trên vòng tròn màu cơ bản như ảnh trên.
Hue có thể được chuyển hoá thành ba dạng khác nhau: Tint (Sắc thái màu), Shade (Đổ bóng), Tone (Tông màu).
Đây là cách để phân biệt ba dạng trên:
Tint thường được tạo ra bằng cách hòa trộn Hue với màu trắng
Shade là hỗn hợp giữa Hue và màu đen.
Còn quá trình hình thành Tone thì tinh tế hơn, bởi nó đòi hỏi sự kết hợp của cả đen và trắng, đây cũng là lý do tại sao Tone trông có vẻ tự nhiên hơn so với Shade và Tint.
3. Value – Giá trị màu
4. Chroma – Độ kết tủa màu
5. Saturation – Độ bão hoà
6. Color Wheel – Vòng tuần hoàn màu sắc
Color wheel là một vòng tròn như một bánh xe chứa các gam màu cơ bản, thể hiện mối liên quan giữa các màu sắc với nhau. Đây được coi như là một lý thuyết nền tảng cho việc lựa chọn màu sắc trên tất cả phương diện trong cuộc sống. Ví dụ như lựa chọn màu cho việc phối đồ, thời trang, nội thất, hội họa, …
Có hai loại bánh xe màu:
– Bánh xe màu RYB (Red – Yellow – Blue, Đỏ – Vàng – Xanh lam): thường được các nghệ sĩ sử dụng nhiều trong lĩnh vực hội họa.
– Bánh xe màu RGB (Red – Green – Blue, Đỏ – Xanh lục – Xanh lam): ứng dụng nhiều nhất trong việc hiển thị màu sắc trong các ống tia âm cực, màn hình tinh thể lỏng hay màn hình plasma, chẳng hạn như màn hình máy tính hay ti vi.
7. Color Scheme – Nguyên tắc phối màu
Trong một bức ảnh hay một bản thiết kế, phối màu đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chính vì mỗi màu sắc mang một ý nghĩa khác nhau nên khi kết hợp các màu sắc cũng cần có một những nguyên tắc nhất định để bức ảnh/bản thiết kế của bạn không bị “rối loạn” về màu sắc. Có 6 nguyên tắc phối màu cơ bản:
Monochromatic – Phối màu Đơn sắc: Phương pháp này thường sử dụng duy nhẩ 1 màu chủ đạo, kèm theo đó là các tone và shade của nó. Phương pháp phối Đơn sắc luôn là lựa chọn hàng đầu bởi vì tính hoàn thiện cũng như vẻ thẩm mỹ cao.
Analogus – Phối màu Tương đồng: Là sự kết hợp của 2 đến 5 màu nằm liền kề nhau trên vòng tròn màu, mang lại một cảm giác mượt mà và nhịp nhàng cho người xem. Phương pháp này không yêu cầu độ tương phản cao kể cả màu nền nhưng vẫn tạo nên sự nổi bật nhất định cho thiết kế.
Complementary – Phối màu Tương phản: Kết hợp màu tương phản là kết hợp những màu nằm đối diện nhau trên vòng tròn màu, mang lại cảm giác tràn đầy năng lượng và sức sống cho người xem.
Split Complementary – Phối màu Tam giác cân: Phương pháp này khá giống với Phối Tương phản ngoại trừ việc nó sử dụng nhiều màu hơn. Ví dụ, nếu bạn chọn màu xanh dương, bạn sẽ phải chọn thêm 2 màu bên cạnh màu đối diện của nó: vàng và đỏ. Độ tương phản trong phương pháp này sẽ không quá sắc nét so với Complementary, nhưng bù lại bạn sẽ có khả năng sử dụng được nhiều màu sắc hơn.
Triadic – Phối màu Bộ ba (hay còn gọi là phối Tam giác đều): Với sự kết hợp ba màu cách đều nhau trên vòng tròn màu, tạo nên một hình tam giác đều, thiết kế của bạn sẽ đem lại cảm giác yên bình và hài hòa cho người xem.
Tetradic/Double-Complementary – Phối màu Chữ nhật: Đây là sự kết hợp gồm hai cặp màu tương phản. Bốn màu được phân bổ đều xung quanh vòng tròn và không có sự thống trị hay nổi bật rõ ràng của một màu cụ thể. Tuy nhiên, sự kết hợp của 2 cặp màu này sẽ tạo nên một thiết kế mãn nhãn bằng sự sống động và linh hoạt.