Sáng Tạo Ý Tưởng “Dễ Như Ăn Bánh” Cùng 8 Kỹ Thuật Brainstorming Nhóm

Brainstorming chưa bao giờ là điều dễ dàng, đặc biệt là khi cùng lên ý tưởng trong một nhóm. Nếu không có phương pháp hợp lý, nhóm có thể xảy ra mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và tinh thần của mọi người.

Để tránh trường hợp đó, hãy cùng mình tìm hiểu 8 kỹ thuật brainstorming nhóm hiệu quả, giúp khai thác tiềm năng của mỗi thành viên và tạo ra ý tưởng chung đột phá.

1. Phác thảo nhóm (Group Sketching)

Tư duy bằng hình ảnh có thể giúp kích hoạt và phát triển các ý tưởng.

Brainstorming

Kỹ thuật này yêu cầu:

  • Mỗi thành viên trong nhóm sẽ phác thảo một hình ảnh có liên quan đến một khái niệm, ý tưởng hoặc chủ đề mà nhóm muốn khám phá.
  • Mỗi bản phác thảo sau đó được chuyển cho người khác, người này sẽ phác thảo một hình ảnh liên quan trên cùng một mảnh giấy. Điều này được lặp lại nhiều lần trong nhóm.
  • Những hình ảnh cuối cùng sẽ được xem xét và thảo luận để tìm ra những kết nối của các hình vẽ.

2. Mạng lưới tư duy (Brain Netting)

Brainstorming

Brain netting là hành động kết nối với mọi người bằng phương pháp điện tử để đảm bảo rằng mọi người đều có thể đưa ra ý kiến ​​đóng góp và phản hồi của họ về một dự án. Phương pháp này phù hợp trong bối cảnh đại dịch, khi hầu hết mọi người làm việc tại nhà.

Hiện nay, có rất nhiều nền tảng hỗ trợ cho việc đóng góp ý kiến trong cuộc trò chuyện và các thành viên có thể bầu chọn ý kiến như Zalo, Telegram, Messenger,… Hãy lựa chọn nền tảng phù hợp nhất với nhóm của bạn để công việc trở nên dễ dàng và hiệu quả.

3. Đặt câu hỏi giả định (Questioning Assumptions)

Tất cả chúng ta đều có những giả định – giả định về những gì có thể, những gì không thể, những gì sẽ hiệu quả và những gì sẽ không. Kỹ thuật này buộc chúng ta phải suy nghĩ những giả định này và đặt chúng lên bàn cân.

Brainstorming

Kỹ thuật này yêu cầu:

  • Lập danh sách tất cả các giả định mà bạn có thể nghĩ đến về dự án hiện tại của mình và thảo luận cùng nhóm, chất vấn từng giả định.
  • Thực hiện điều này ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển chiến dịch có thể khơi dậy những ý tưởng mới cũng như xác định những lỗ hổng kiến ​​thức.

4. Mơ ước (Wishing)

Kỹ thuật này khuyến khích nhóm của bạn tưởng tượng tự do về những giải pháp khó đạt được, cực đoan và không thực tế nhất mà họ có thể nghĩ ra cho một vấn đề nhất định. Sau đó, ta sẽ có một danh sách vài chục điều ước.

Brainstorming

Từ đó, tập trung vào việc lựa chọn các mong muốn, xem xét và thảo luận chi tiết về các ý tưởng nhằm đưa ra những khái niệm mới nhưng thực tế hơn để theo đuổi. Bạn có thể trả lời những câu hỏi để đưa ra quyết định: “Điều gì làm cho những ý tưởng này không thể thực hiện được? Làm thế nào để đơn giản hoá ý tưởng đó? Chúng ta có thể thay đổi cách tiếp cận như thế nào để đạt được toàn bộ hoặc một phần ý tưởng đó?

Chắc chắn bạn sẽ ngạc nhiên khi khám phá ra các giải pháp thực tế, có thể áp dụng trong số những mong muốn ngông cuồng nhất của nhóm bạn.

5. Bạn chí cốt/Anh hùng (Alter-Egos/Heroes)

Hãy tưởng tượng một nhân vật nổi tiếng hư cấu hoặc có thật sẽ dẫn dắt nhóm của bạn và giải quyết một vấn đề nhất định. Ví dụ, Steve Jobs sẽ làm gì để cải thiện gói thông tin liên lạc mới nhất của bạn? Làm thế nào để Don Draper truyền tải những thông điệp cốt lõi của bạn đến thế hệ millennials?

Brainstorming

Bạn có thể chọn một hình mẫu có phẩm chất phù hợp giúp phát triển tầm nhìn của bạn, hoặc một người nào đó có hướng tư duy đối nghịch với hình mẫu đó. Từ đó, bạn sẽ khám phá những ý tưởng đột phá hơn.

6. Sáu chiếc mũ tư duy (Six Thinking Hats)

Brainstorming

Công cụ đặc biệt này được phát minh bởi nhà tâm lý học Edward de Bono, liên quan đến việc chia nhỏ các ý tưởng thành sáu lĩnh vực suy nghĩ:

  • Mũ trắng: Logic – Sự thật.
  • Mũ vàng: Lạc quan – Giá trị và lợi ích.
  • Mũ đen: Những khó khăn và nguy hiểm.
  • Mũ đỏ: Cảm xúc và trực giác.
  • Mũ xanh lá: Sáng tạo – Khả năng và ý tưởng mới.
  • Mũ xanh dương: Quản lý – Đảm bảo rằng các quy tắc của mũ được tuân thủ.

Khi tiếp cận một vấn đề hoặc dự án mới, hãy yêu cầu mỗi thành viên trong nhóm của bạn đóng vai trò một trong 6 chiếc mũ này để thảo luận. Mỗi “chiếc mũ” đại diện cho một quan điểm, góc nhìn sẽ giúp xem xét dự án từ nhiều góc độ khác nhau.

7. Kết nối bắt buộc (Forced Connections)

Kỹ thuật này liên quan giúp tập hợp các ý tưởng phục vụ những nhu cầu, sở thích khác nhau để hình thành một khái niệm mới. Bạn có thể thấy kiểu suy nghĩ này trong các sản phẩm như Apple Watch, điện thoại thông minh,…

Brainstorming

  • Để áp dụng phương pháp này vào thực tế, hãy mang theo một túi đồ ngẫu nhiên đến cuộc họp hoặc vẽ lên bảng hai danh sách đồ vật không liên quan.
  • Yêu cầu các thành viên trong nhóm chọn hai hoặc nhiều mục và khám phá các cách khác nhau để kết nối các đồ vật này. Dù có thể tạo ra một số kết quả ngớ ngẩn, nhưng kỹ thuật này là một cách hữu ích để đưa nhóm của bạn thoát khỏi guồng quay sáng tạo thông thường.

8. Viết bằng trí óc (Brain-Writing)

Với phương pháp này, người tham gia chỉ cần viết ra vài ý tưởng sơ bộ để giải quyết một vấn đề cụ thể trên trang giấy. Mỗi mảnh giấy sau đó được chuyển cho người khác, người này đọc thầm nó và thêm ý tưởng của riêng họ. Quá trình này được lặp lại cho đến khi mọi người có cơ hội thêm vào từng mẩu giấy ban đầu và sẵn sàng để thảo luận.

Brainstorming

Lợi thế lớn của việc viết bằng trí óc là nó đảm bảo rằng mọi người đều có cơ hội được đóng góp suy nghĩ và ý tưởng. Điều này tránh việc những người ồn ào nhất hoặc hướng ngoại nhất vô tình chi phối phiên họp.