Đại dịch Covid-19 đã đánh một đòn ”chí mạng” vào toàn nền kinh tế, những ngành nghề vốn nhạy cảm với các biến động thị trường như kinh doanh dịch vụ ăn uống F&B đã – đang – và sẽ tiếp tục bị tác động bởi đại dịch. Đặc biệt, đối với những nhóm kinh doanh thiên về trải nghiệm không gian – dịch vụ như quán cafe, thì có lẽ đây thực sự là một cuộc “ thanh lọc” chưa – từng – có. Đã có những tổn thất, đã có đau thương nhưng cũng là cơ hội để các chủ quán cafe có thời gian đánh giá lại tình hình sức khỏe doanh nghiệp mình và tìm ra hướng đi mới, bền vững hơn thay vì chạy đua với xu hướng thị trường!

Một sự thật là trước khi dịch bệnh xảy ra, kinh doanh quán cafe chú trọng nhiều đến trải nghiệm trực tiếp không gian và dịch vụ tại quán, do đó, nền tảng online chưa thực sự được quan tâm đúng mức. Song, khi tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, kéo dài các quán cafe buộc đóng cửa để thực hiện giãn cách xã hội theo quy định. Không thể mở cửa kinh doanh, không có khách, doanh thu quán cafe gần như bằng 0, nhưng chủ quán vẫn phải chi trả các khoản phí duy trì (mặt bằng, nguyên liệu, nhân công, thuế,..) dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính. Vì thế, không quá bất ngờ khi số lượng quán ngừng hoạt động mãi mãi ngày một gia tăng.
Dù tình hình hiện tại là khá khó khăn, nhưng ngành kinh doanh F&B nói chung mà cụ thể là kinh doanh quán cafe lại được đánh giá là một trong những ngành có tốc độ hồi phục nhanh nhất sau đại dịch. Chính vì vậy, để có thể thích nghi với giai đoạn “bình thường mới” sắp tới, cũng như phát triển kinh doanh, chủ quán cafe nên nghiêm túc và sẵn sàng khôi phục kinh doanh.
Cẩn trọng trong vấn đề vay vốn để mở quán cafe
Dù trước dịch hay sau dịch, thì việc phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn bên ngoài để mở quán cafe là “không nên”. Bởi khi đã vay tiền quá nhiều, bạn sẽ phải chịu áp lực rất lớn về tài chính mỗi tháng, rất nhiều từ tiền lãi, tiền thuê mặt bằng, lương nhân viên, nguyên liệu,…
Ngoài ra, đa phần chủ quán chưa có kinh nghiệm thường mắc sai lầm trong phân bổ nguồn vốn mà mình đang có, vào việc thành lập quán trong giai đoạn ban đầu mà không tính đến khoản chi phí dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp. Dẫn chứng là khi dịch bệnh bất ngờ xảy ra, vì không có sự chuẩn bị trước về kinh phí dự phòng, rất nhiều quán cafe mới mở đã đi đến bờ vực phá sản. Vậy nên, khi có ý định kinh doanh quán cafe trong hoặc sau thời điểm dịch bệnh, bạn cần đảm bảo mình có nguồn vốn đủ để có thể duy trì hoạt động ngay cả khi không có doanh thu trong vòng ít nhất 3 tháng.
Triển khai nền tảng kinh doanh online và take away
Theo báo cáo của Euromonitor doanh thu toàn thị trường ngành F&B tại Việt Nam, rơi vào khoảng hơn 700 nghìn tỷ trong năm 2020, dù đây là thời kỳ dịch bệnh diễn biến vô cùng phức tạp. Bởi vậy có thể khẳng định, ngành kinh doanh ăn uống tại Việt Nam vẫn rất tiềm năng phát triển.
Thị trường luôn biết cách chuyển mình để phù hợp với thực tế. Mặc dù, gặp khá nhiều khó khăn, hạn chế bởi các quy định của chính phủ cũng như tình hình biến động chung của xã hội, thì ngành kinh doanh ăn uống vẫn tìm được giải pháp để có thể thích nghi là : chuyển dịch lên kinh doanh online. Kinh doanh online không chỉ là giải pháp tạm thời, mà có rất nhiều quán “ăn nên làm ra” nhờ nhìn nhận được cơ hội và đẩy mạnh hướng kinh doanh này!

Với hoạt động online, các chủ quán cafe có thể chủ động tiếp cận khách hàng có nhu cầu sử dụng cafe trên nhiều nền tảng khác nhau như App riêng, fanpage, website, group ẩm thực, hotline và giao hàng cho họ.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch bệnh, rất nhiều thói quen của người dùng thay đổi, trong đó khách hàng bắt đầu hạn chế sử dụng tiền mặt, thay vào đó là ví tiền online liên kết với các ứng dụng giao đồ ăn thịnh hành trên thị trường, được lựa chọn nhiều nhất hiện nay như Shopee Food (Now), Grab food, Baemin,… Vì thế, bạn nên xem xét các chính sách của các app trên và liên hệ hợp tác để tăng thêm kênh tiếp cận khách hàng, đem lại nguồn thu ổn định cho quán.
Song, để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất nếu muốn triển khai đầu tư hình thức kinh doanh online và take away thì bạn cần phải học hỏi và tìm hiểu đúng đắn về kênh bán hàng này.
Kế hoạch – chiến lược kinh doanh chi tiết, cụ thể
Việc lập một kế hoạch – chiến lược kinh doanh chi tiết chưa bao giờ ngừng quan trọng, bởi lẽ nó chính là nền tảng để bạn dựa vào và phát triển. Do đó, bạn nên xem xét tình hình thực tế, đưa ra những tình huống và cách giải quyết cụ thể, vì chỉ khi chúng ta nghĩ đến, sau đó viết nó ra và phân tích kỹ lưỡng thì mới có thể nhìn nhận vấn đề và có được quyết định chính xác cơ hội và rủi ro sau dịch, từ đó cho phép mình có nên tiếp tục kinh doanh hay mở quán sau dịch không?
Việc lường trước được các trường hợp rủi ro là cơ sở giúp người kinh doanh chuẩn bị sẵn sàng tư tưởng và biện pháp ứng phó với những vấn đề sẽ xảy ra. Chẳng hạn như thực tế, quán cafe của bạn đang buộc phải đóng cửa sau dịch, hoặc không được quá 10 người tụ tập,… Trong trường hợp này thì doanh thu của quán chắc chắn sẽ bị giảm sút, bạn cần được ra biện pháp xử lý để duy trì hoạt động của quán chính là kinh doanh online.
Dù cho dịch bệnh, thì ăn uống là hoạt động thiết yếu hàng ngày của mọi người, vậy nên thị trường này luôn duy trì mức tiềm năng và cơ hội đáng để đầu tư. Trong thời gian này, thay vì chán nản, bạn hãy tận dụng nó để bổ sung thêm nhiều kiến thức, xu hướng mỗi ngày để bắt kịp người tiêu dùng, từ đó tìm được chiến lược kinh doanh phù hợp để triển khai trong thời gian sắp tới.

Nếu bạn đang tìm kiếm một kênh thông tin chuyên về lĩnh vực F&B đem đến những kiến thức hữu ích về lĩnh vực kinh doanh quán cafe thì không thể bỏ qua chuyên trang thông tin tổng hợp cho ngành kinh doanh âm thử – F&B Việt Nam, bởi tại đây sẽ đem đến cho bạn những điều bổ ích về kinh nghiệm kinh doanh, sử dụng nguồn vốn mở quán, những mô hình kinh doanh đang được ưa chuộng, bí quyết thu hút khách hàng,…
Bên cạnh đó, chuyên trang F&B Việt Nam, luôn cập nhật những xu hướng và những góc nhìn mới nhất về ngành dịch vụ F&B nói chung và thị trường kinh doanh cafe nói riêng. Những thông tin trên được đưa đến người đọc một cách dễ hiểu, chân thực nhưng vẫn có góc nhìn chuyên sâu, thích hợp cho những người mới bắt đầu kinh doanh hoặc những chủ cửa hàng đang hoạt kinh doanh đáng để xem xét và tham khảo. Hãy bắt đầu “nâng cấp bản thân” ngay trong giai đoạn này, khi mà bạn không có gì ngoài thời gian để chuẩn bị cho các dự án sắp tới!