Mục Lục
Marketing 1.0: Lấy sản phẩm làm trung tâm – xoay quanh xây dựng giá trị sản phẩm
Sản phẩm là trung tâm, các yếu tố còn lại xoay quanh trung tâm này.
Marketing 2.0: Lấy khách hàng làm trung tâm – phục vụ khách hàng
Người dùng có thể tiếp cận với thông tin về nhiều sản phẩm/dịch vụ, thông tin về doanh nghiệp và cả các kiến thức sao cho lựa chọn được một sản phẩm /dịch vụ phù hợp. Khách hàng chủ động hơn, có nhiều lựa chọn hơn trong đánh giá sản phẩm/dịch vụ.
Yêu cầu của khách hàng không chỉ còn nằm ở nhu cầu cơ bản mà còn đòi hỏi cả về mặt cảm xúc, sự nổi bật về thương hiệu. Họ có “kiến thức” hơn, kỹ tính hơn, cũng như dùng đến “trái tim” (tình cảm dành cho thương hiệu) nhiều hơn trong quyết định mua. Từ đó, canh tranh giữa các công ty tăng lên rất nhiều.
Lúc này, các doanh nghiệp phải chuyển dịch sang Marketing 2.0, chú trọng vào khách hàng để tạo sự khác biệt.
Marketing 3.0: Lấy con người làm trung tâm – xây dựng trải nghiệm khách hàng
Chuyển sang Marketing 3.0, sự khác biệt trong định vị đã được “tiến hóa” bao gồm cả về mặt giá trị doanh nghiệp. Bước chuyển biến này khiến cho vai trò của Marketing tham gia sâu hơn vào quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh.
Marketing 3.0 là thời kỳ đỉnh cao về quyền lực của người tiêu dùng chi phối đến Marketing và nâng tầm vai trò của Marketing trong chiến lược kinh doanh.
Marketing 4.0: Lấy con người làm trung tâm trong thời đại kỹ thuật số – sự kết hợp giữa online và offline giữa thương hiệu và khách hàng
Áp dụng công nghệ máy học (machine learning) vào dữ liệu người tiêu dùng, bạn thu thập được thông tin chi tiết để từ đó chuyển chúng thành các thông điệp có ý nghĩa đến khách hàng đúng thời điểm, địa điểm và giá cả để thúc đẩy hành vi mua hàng của cá nhân đó.